Mẫu bàn thờ ông địa thần tài đơn giản, giá rẻ quận 12

 Thần Tài – Ông Địa là 2 vị thần đem lại tài lộc may mắn đến với những gia đình chuyên buôn bán, kinh doanh, họ tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này một cách chu đáo hàng ngày thì sẽ được các Thần phù hộ, cho làm ăn thuận lợi, “tiền vào như nước”. Mức giá bàn thờ thần tài, ông địa đa dạng dễ dàng cho gia chủ lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình.

Cách bố trí bàn thờ Thần Tài Ông Địa

 

Bàn ông địa được bài trí ở những nơi thông thoáng, dễ nhìn. Không giống như bàn thờ tổ tiên, bàn thờ của Thần Tài Ông Địa phải được đặt ở dưới mặt đất, tại một góc nhà.

Nên đặt bàn thờ này theo hướng cửa chính, tốt nhất là song song với cửa chính.  Bàn thờ Thần Tài phải đặt tựa lưng vào tường vững chắc, chỗ thờ tự cần sạch sẽ.

Tránh đặt ở vị trí ồn ào, hạn chế đi qua lại trước mặt 2 vị.

Nên đặt mẫu bàn thờ ông địa đơn giản theo hướng 2 cung là Tài Lộc và Quý Nhân.

Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng hay kinh doanh, người ta thường thắp hương cầu khấn. Mong được Thần Tài “phù hộ” cho mua may bán đắt, thuận lợi.

Về hình thức bên ngoài, Ông Địa có dáng hình béo tròn, bụng phệ, trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Thần Tài tay thường cầm cục vàng hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn so với Ông Địa.

 

Lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Gia chủ cần phải chú ý đến những lễ vật cần sắm khi làm lễ lập bàn thờ Thần Tài và cách bố trí bàn thờ ông địa quận 12.



Những món đồ cần có khi lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa 

  • Nhang, hương: Số nhang thắp trong mỗi lần thỉnh luôn luôn là số lẻ.

  • Đèn thắp (hoặc nến): Ngày thỉnh ông địa thần tài đầu tiên nên dùng đèn, ánh sáng ổn định và có ý nghĩa tâm linh.

  • Trầu cau tươi

  • 5 chén nước nhỏ: Xếp thành hình ngũ giác vào một đĩa nhỏ, tượng trưng cho ngũ hành.

  • Bộ ba hũ lộc: Hũ gạo tẻ, hũ muối tinh và hũ nước sạch. 

  • Tiền vàng mã

  • Tiền trần: Thực hiện nghi lễ cúng ông thần tài, dân gian vẫn thường cúng thêm tiền trần.

  • Thuốc lá

  • Bộ tam sanh

  • Đồ nếp: có thể là xôi (xôi đậu xanh, xôi gấc, xôi màu) hoặc bánh chưng.

  • Hoa tươi (hoa cúc đại vàng, hoa đồng tiền và hoa hồng).

  • Quả: đảm bảo đủ 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau. Nên chọn những loại quả có màu sắc tươi sáng.

  • Bánh kẹo

Môt số lưu ý: 

– Trước khi lễ cần lau dọn sạch sẽ khu vực bàn thờ Thần Tài Ông Địa, tránh đặt ban thờ ở vị trí bừa bãi.

– Rửa sạch bộ đồ thờ bằng nước sạch, sau đó lau lại bằng rượu gừng. Cuối cùng là lau và phơi khô để dán nhãn cùng cốt được chắc chắn. Sau này khi dọn dẹp cần tránh lau nước vào các nhãn chữ Nho.

– Khi làm lễ cần mở rộng hết các cửa để đón thần linh và bật quạt cho thông thoáng.

– Ông Cóc sáng quay ra để giúp đón tài lộc, tối quay vào nhằm giữ tài lộc.

– Tỳ hưu thì luôn quay ra ngoài đón tài lộc

 

Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ Thần Tài sẽ được bố trí theo lối trong cao ngoài thấp. 

Sắp xếp tượng các ông Thần cao nhất trên bộ bàn thờ và thấp dần đối với các vật phẩm bên ngoài.

Cụ thể cách sắp xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau:

– Trong cùng là một tấm bài vị.

– Tiếp đến là tượng hai vị: Thần Tài ở bên trái và Thổ Địa ở bên phải theo hướng từ ngoài vào.

– Phía dưới 2 ông đặt 3 chóe thờ để đựng rượu, nước, gạo. 

– 1 bát hương đặt giữa ban thờ.

– Lọ hoa – mâm bồng cần đặt theo nguyên lý “Đông Bình Tây Quả”. 

– Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập nhằm tượng trưng cho ngũ phương – ngũ hành.

– Thêm 1 Ông Cóc giữ tiền đặt ở phía bên trái bàn thờ.

– Cuối cùng, phía ngoài cùng trên mặt đất có thể đặt một bát nước nông lòng và rắc những cánh hoa lên mặt.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TPHCM nhận cắt cnc - nhận gia công cnc vách bằng gỗ

7 mẫu cnc đẹp từ vách ngăn phòng thờ và phòng khách

Xây vách ngăn cầu thang nhà ống đẹp và giá vách 2019